Đi du học thường gặp những khó khăn gì?

EN
TRÍ VIỆT EDU

Đi du học thường gặp những khó khăn gì?

Đi du học thường gặp những khó khăn gì?

Du học tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra có rất nhiều sự khó khăn; từ xin visa, chứng minh tài chính, xem xét các công ty tư vấn du học uy tín tới việc chuẩn bị cho con em mình đầy đủ những khoản chi phí khi sang nước ngoài học tập,…Tuy nhiên, đây mới chỉ là những khó khăn bước đầu, còn nhiều vấn đề phát sinh trong thời gian mà các du học sinh lên đường sang nước ngoài học tập. Vì bản thân, vì gia đình, vì tương lai của chính mình mà nhiều bạn cố gắng học tập thật tốt, “săn học bổng du học” để giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt, học tập, nhà ở, đi lại,…Nhưng không phải du học sinh nào cũng nhanh chóng bắt nhip được với phương pháp giảng dạy mới. Vậy khó khăn mà các bạn thường gặp phải là gì?

1. Những ngày đầu- “vịt nghe sấm

Dù bạn có trình độ Anh văn hay chuyên môn giỏi đến đâu, khi đi du học, việc bạn chưa hiểu bài là rất bình thường. Khoảng thời gian đầu, hẳn bạn nào cũng rơi vào tình trạng “vịt nghe sấm” dẫn đến tình trạng chán nản không muốn học.

Tuy nhiên, không phải là không có cách cho các bạn khắc phục tình trạng ấy. Bạn có thể: thu âm để về nghe giảng lại cho tới khi hiểu bài - cách này tốn nhiều thời gian của bạn, nhưng giúp bạn nắm được bài tốt hơn và hiểu hơn về nội dung học ở các buổi tiếp theo, hoặc xin bài giảng của giáo viên, dễ dàng hơn nữa là bạn có thể làm quen với người bạn ngồi cạnh để mượn vở. Và tất nhiên bạn cũng cần tới lớp sớm hơn để lựa chọn cho mình vị trí ngồi thuận lợi cho việc nghe giảng và nắm bài tốt nhất.

2. Số lượng bài tập không giới hạn

Rất nhiều bạn vẫn thường có suy nghĩ rằng đi du học sẽ dễ chịu hơn học ở nhà vì được học nhiều hơn về thực hành. Điều này đúng, nhưng chính xác là học thêm nhiều hơn về thực hành song song với lý thuyết trên lớp, đồng nghĩa với việc khối lượng bài tập hàng ngày của bạn cũng tăng lên. Do vậy, bạn không thể “học đại” giống như học đại học ở nước nhà được đâu nhé!. Và đương nhiên là bạn cũng không thể ỷ lại những thành viên cùng nhóm với mình.

3. Đọc – hiểu, hiểu nữa, hiểu mãi

Không giống như việc học trong nước, để hoàn thành những bài tập trên lớp hiệu quả nhất, không phải chỉ nghiên cứu trong sách vở thôi là đủ, các du học sinh còn phải đầu tư rất nhiều thời gian tự nghiên cứu ở thư viện. Bởi vì thời gian trên lớp các giảng viên sẽ không chú trọng nhiều vào việc giảng lý thuyết. Bên cạnh đó, đề kiểm tra thường rất rộng, bạn sẽ không bao giờ đạt được thành tích cao nếu như bạn không đầu tư cho việc học và đừng bao giờ nghĩ tới việc quay bài nhé.

Cách tốt nhất là bạn nên chăm chỉ đọc hết những tài liệu, sách báo mà giảng viên yêu cầu. Hãy nhớ là đọc hiểu nhé!. Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm kiến thức thực tế bên ngoài, điều này sẽ giúp việc học của bạn không bị nhàm chán và tiếp thu rất nhanh đấy nhé.

4. “Cúp học ư?” Đừng bao giờ nghĩ tới nhé!

Giảng viên nước ngoài thường rất chú trọng tới tính chuyên cần của sinh viên và làm rất mạnh tay trong khâu xử lí sinh viên vắng quá nhiều buổi học. Chỉ cần bạn vắng từ 2 buổi trở lên và không phép (không có giấy khám bác sĩ hay giấy triệu tập của các cơ quan hành chính…) thì bạn sẽ phải học lại, thậm chí là không được thi môn đó.

Lowell
MIA
Img